CHUYÊN TRANG
CHUYÊN MỤC

TÓM TẮT

Những điểm mới trong việc thực hiện công tác quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng theo Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ: Ngày 12/5/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 46/2015/NĐ-CP về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, thay thế Nghị định 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 của Chính phủ về bảo trì công trình xây dựng và Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng trừ các nội dung liên quan đến thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng.           1. Về tên gọi Nghị định mới quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (bổ sung bảo trì cho phù hợp với phạm vi điều chỉnh của Nghị định).           2. Về kết cấu, bố cục Nghị định mới bao gồm 57 Điều, 8 chương và 02 Phụ lục (so với 8 Chương và 48 Điều và 01 Phụ lục của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP) gồm: Quy định chung, QLCL Khảo sát, QLCL Thiết kế, QLCL Thi công XD, bảo trì CTXD (bổ sung do Nghị định này thay thế Nghị định bảo trì), Sự cố CTXD, QLNN về CLCTXD, Điều khoản thi hành.           3. Về nội dung: Trên cơ sở căn cứ các nội dung Luật Xây dựng 2014 và kết quả tổng kết quá trình thực hiện Nghị định 15/2013/NĐ-CP, về cơ bản Nghị định kế thừa các nội dung ưu việt của Nghị định 15/2013/NĐ-CP, bổ sung các nội dung hướng dẫn về bảo trì công trình xây dựng hiện nay đang quy định tại Nghị định 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 của Chính phủ về bảo trì công trình xây dựng vào Nghị định này. Đồng thời, Nghị định còn bổ sung các nội dung còn hạn chế, các quy định mới cần quản lý nhưng chưa được thể hiện trong Nghị định 15/2013/NĐ-CP, đưa một số nội dung quy định trong các Thông tư hướng dẫn Nghị định 15/2013/NĐ-CP đã đi vào cuộc sống và vận hành tốt để giảm các nội dung hướng dẫn trong các Thông tư, nhằm tăng cường tính ổn định của hệ thống pháp luật. Từ các nội dung nêu trên, Nghị định được soạn thảo theo trình tự công việc từ giai đoạn khảo sát, thiết kế, thi công đến bảo trì công trình xây dựng. Quy định trách nhiệm của từng chủ thể tham gia hoạt động xây dựng công trình trong từng giai đoạn. Sự thay đổi của Nghị định này phù hợp hơn với thực tế và giúp các chủ thể năm bắt ngay các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng trong toàn bộ quá trình hoạt động đầu tư xây dựng. 3.1. Căn cứ Nghị định này thì việc quản lý chất lượng công trình xây dựng phải tuân thủ theo 06 nguyên tắc cơ bản sau: – Công trình xây dựng phải được kiểm soát chất lượng theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan từ chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng đến quản lý, sử dụng công trình nhằm đảm bảo an toàn cho người, tài sản, thiết bị, công trình và các công trình lân cận. – Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, các yêu cầu của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan. – Nhà thầu khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định, phải có biện pháp tự quản lý chất lượng các công việc xây dựng do mình thực hiện, Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm quản lý chất lượng công việc do nhà thầu phụ thực hiện. – Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng công trình phù hợp với hình thức đầu tư, hình thức quản lý dự án, hình thức giao thầu, quy mô và nguồn vốn đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình theo quy định của Nghị định này. Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện các hoạt động xây dựng nếu đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật. – Cơ quan chuyên môn về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; thẩm định thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng, tổ chức thực hiện giám định chất lượng công trình xây dựng; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật. – Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng trên chịu trách nhiệm về chất lượng các công việc do mình thực hiện. 3 .2. So với những quy định cũ trước đây, Nghị định 46/2015/NĐ-CP có một số điều sửa đổi bổ sung chính như: – Trong việc phân loại và phân cấp công trình xây dựng, so với Nghị định 15 thì có bổ sung thêm loại công trình “Công trình quốc phòng, an ninh” (Khoản 1 Điều 8); – Về trình tự quản lý chất lượng khảo sát xây dựng được rút gọn gồm 04 bước (Nghị định 15/2013/NĐ-CP quy định 07 bước), bao gồm: 1. Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng; 2. Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng; 3. Quản lý chất lượng công tác khảo sát xây dựng; 4. Nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát xây dựng; – Chủ đầu tư có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng làm cơ sở cho việc phê duyệt; và có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để kiểm tra báo cáo kết quả khảo sát xây dựng làm cơ sở cho việc quyết định nghiệm thu (Khoản 3 Điều 13 và Điểm b Khoản 1 Điều 16). – Điều kiện nghiệm thu công trình được cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (Điểm c Khoản 2 Điều 31). – Nghị định quy định thêm nội dung về bảo trì công trình xây dựng (tại các Điều từ 37 đến 43). Trình tự thực hiện bảo trì công trình xây dựng gồm: 1. Lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng. 2. Lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình xây dựng. 3. Thực hiện bảo trì và quản lý chất lượng công việc bảo trì. 4. Đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình.5. Lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình xây dựng; – Nghị định phân công lại trách nhiệm quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng. Cụ thể chuyển từ ngành Giao thông vận tải, ngành Công thương về ngành Xây dựng quản lý đối với một số loại công trình như công trình công nghiệp vật liệu xây dựng, công trình công nghiệp nhẹ; công trình giao thông trong đô thị trừ công trình đường sắt, công trình cầu vượt sông và đường quốc lộ (Khoản 1 và điểm a Khoản 4 Điều 51); – Ngoài ra, một trong những điểm mới của Nghị định này là bổ sung quy định khống chế mức tiền bảo hành Tại khoản 7 Điều 35, cụ thể: 3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt và cấp I; 5% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp còn lại; và đối với các công trình sử dụng vốn khác, có thể tham khảo các mức bảo hành tối thiểu nêu trên để áp dụng.            4. Quy định về chuyển tiếp và hiệu lực thi hành
– Nghị định này quy định xử lý chuyển tiếp tại Điều 56, theo đó những công trình xây dựng khởi công trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì việc kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng tiếp tục thực hiện theo quy định của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013. Công trình xây dựng khởi công sau ngày Nghị định này có hiệu lực thì thực hiện theo quy định của Nghị định này. Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Nội dùng chỉ dành cho thành viên đã đăng ký. Vui lòng đăng ký gói thành viên tại đây.
Nội dùng chỉ dành cho thành viên đã đăng ký. Vui lòng đăng ký gói thành viên tại đây.
Nội dùng chỉ dành cho thành viên đã đăng ký. Vui lòng đăng ký gói thành viên tại đây.
Nội dùng chỉ dành cho thành viên đã đăng ký. Vui lòng đăng ký gói thành viên tại đây.
Người đăng: thuvienxaydung